Lifsap và bạn - Chúng ta cùng chung tay vì sức khỏe cộng đồng
Trang chủ
Tin tức
Vệ sinh ATTP
Ngành Chăn nuôi
Chuỗi giá trị
Hoạt động PCU
Hoạt động 12 PPMU
Bản tin thị trường
Quản lý dự án
Tiến độ thực hiện PCU
Hướng dẫn kỹ thuật PCU
Tiến độ thực hiện PPMU
Kiến thức
Chăn nuôi an toàn
Giết mổ an toàn
Vận chuyển an toàn
Kinh doanh an toàn
Tài liệu truyền thông
Văn bản pháp quy
Đấu thầu
Quản lý ODA
Văn bản dự án
Văn bản ngành NN&PTNT
Thông báo
Thông báo mời thầu
Kết quả đấu thầu
Thông báo từ dự án
Lịch phát sóng truyền thông
Truyền thông
Hình ảnh
Video Clip
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Tổ chức thể chế
Cơ cấu tổ chức
Danh sách cán bộ PCU
Danh sách cán bộ PPMU
Vệ sinh ATTP
Ngành Chăn nuôi
Chuỗi giá trị
Hoạt động PCU
Hoạt động 12 PPMU
Bản tin thị trường
Tìm kiếm
Tìm
Liên kết website
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp
Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp
Vụ Tài chính
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
Cổng thông tin Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước
Bộ Tài chính
Cục Thú y
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cục Chăn nuôi
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Y tế
Thăm dò ý kiến
Bạn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm thế nào?
Quan tâm vừa phải
Rất quan tâm
Không quan tâm
Bình chọn
Kết quả
Số người đang truy cập:102
Tổng số người truy cập:2200692
Tổng số tin/bài đã nhập:2451
Hoạt động 12 PPMU
Hoạt động 12 PPMU
Lâm Đồng mô hình chăn nuôi cần được nhân rộng
10h:03 | 20/03/2018
Ở Lâm Hà phong trào chăn nuôi heo VietGAHP đang phát triển, nhiều hộ dân tham gia tổ hợp tác để có thể cung ứng ra thị trường sản phẩm thịt heo sạch.
Các thành viên THT chăn nuôi heo VietGAHP được hỗ trợ giống heo tốt
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (LIFSAP Lâm Đồng) đã phối hợp với chính quyền thị trấn Nam Ban (Lâm Hà) triển khai mô hình chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong chăn nuôi nông hộ) tại địa phương. Kết quả không chỉ thay đổi nhận thức và hành vi chăn nuôi theo hướng an toàn mà còn nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoạt, tổ dân phố Từ Liêm 2, thị trấn Nam Ban nuôi heo đã hơn 30 năm, áp dụng phương thức chăn nuôi truyền thống là chính; từ năm 2011 được sự hỗ trợ từ Dự án LIFSAP Lâm Đồng, bà và một số bà con trong vùng đã tham gia nhóm chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP (nhóm GAHP), từ đó chuồng trại được nâng cấp đảm bảo an toàn sinh học cho chăn nuôi heo, hệ thống máng ăn, nước uống được trang bị theo hình thức tự động, bán tự động, hầu hết các hộ chăn nuôi đều xây lắp công trình xử lý chất thải chăn nuôi như: hầm biogas, hố ủ phân; đặc biệt đã có nhiều hộ lắp đặt dàn âm thanh cho heo nghe nhạc để giảm stress cho heo.
Đến thăm nhà bà Hoạt chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy bà làm công việc thay cho cán bộ thú y là chăm sóc đàn heo của mình. Tay vừa cầm cuốn sổ ghi ghi, chép chép, bà Hoạt vừa giải thích: “Mấy em thấy lạ, nhưng những thành viên trong nhóm GAHP như tôi ai cũng phải làm công việc này”.
Với phương thức chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP, nhóm GAHP Từ Liêm 2 đã đạt được những hiệu quả nhất định như: dịch bệnh không xảy ra, thời gian nuôi heo thịt được rút ngắn, tiêu tốn thức ăn chăn nuôi thấp, nguồn phân sử dụng cho cây trồng tăng, tiết kiệm được than củi từ khí hầm biogas… Từ nhóm GAHP Từ Liêm 2 ban đầu đến tháng 10/2016, các thành viên trong nhóm GAHP được sự hướng dẫn và hỗ trợ của dự án LIFSAP Lâm Đồng đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi heo VietGAHP Từ Liêm 2, bà Nguyễn Thị Hoạt được bầu làm tổ trưởng.
Các thành viên THT được hỗ trợ hệ thống bơm nước
Bà Hoạt cho biết, sau khi tổ hợp tác thành lập, tổ đã được dự án LIFSAP Lâm Đồng hỗ trợ vốn là 50 nghìn đô để mua con giống heo nái chất lượng cao có nguồn gốc từ các nước: Đan Mạch, Mỹ… cho năng suất cao, bồn chứa nước inox cung cấp nước sạch, máy bơm phun cao áp tiêu độc khử trùng và chi phí tham quan, học tập, đào tạo, tập huấn, kết nối và mua bán sản phẩm…
Bà Nguyễn Thị Thưa, thành viên tổ hợp tác chăn nuôi heo VietGAHP chia sẻ, trước khi thành lập, các hộ chăn nuôi còn nhỏ lẻ không có sự kết nối hợp tác sản xuất chăn nuôi, chưa hình thành chuỗi sản xuất nên mọi hoạt động đều đơn lẻ. Chất lượng thịt không đáp ứng thị trường tiêu thụ của các công ty chế biến, thương lái ép giá, ép thời gian cân… Lợi ích lớn nhất khi tham gia vào tổ hợp tác là các thành viên được thay đổi toàn bộ giống heo nái cũ bằng giống heo nái tốt cho năng suất cao hơn, đồng thời được tiếp cận và ký hợp đồng chính thức với các công ty thức ăn chăn nuôi; với đại lý cung cấp thuốc Thú y và dịch vụ Thú y có uy tín trên thị trường; công ty lắp đặt hầm biogas; bên cạnh đó tạo được sự liên kết tiêu thụ chung về đầu vào, đầu ra của sản phẩm chăn nuôi để giảm bớt khâu trung gian khi thực hiện chuỗi liên kết trong chăn nuôi.
Ông Hoàng Thanh Duy, cán bộ khuyến nông thị trấn Nam Ban cho biết: Khi tham gia chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP, nông dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật, từ đó nhận thức của bà con trong vấn đề chăn nuôi sạch được nâng cao, các chỉ số chăn nuôi của các hộ áp dụng theo quy trình VietGAHP được cải thiện rõ rệt, không còn phát sinh dịch bệnh cho đàn heo trên địa bàn.
Bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn của người chăn nuôi vẫn là đầu ra cho sản phẩm thịt heo; trong khi đó đàn heo của tổ hợp tác đều đã được cấp giấy chứng nhận VietGAHP đảm bảo thương hiệu thịt sạch nhưng lại bị đánh đồng với những sản phẩm trôi nổi trên thị trường; hơn nữa giá heo hơi giảm sâu kéo dài lại càng tăng thêm khó khăn cho người chăn nuôi. Hiện tại tổ hợp tác Từ Liêm 2 có 10 thành viên với 960 con heo. Nhờ ký kết được với công ty chăn nuôi nên các thành viên trong tổ mua cám rẻ hơn rất nhiều đã góp phần cải thiện phần thua lỗ và tạo động lực thúc đẩy người dân tiếp tục duy trì chăn nuôi heo theo phương thức quy trình VietGAHP.
Các thành viên THT chăn nuôi heo Viet GAHP thường xuyên trao đổi kinh nghiêm nuôi heo
Để phong trào chăn nuôi heo theo quy trình chăn nuôi VietGAHP luôn được duy trì và phát triển có hiệu quả, cần tiếp tục áp dụng phương thức chăn nuôi theo mô hình tổ hợp tác chăn nuôi VietGAHP. Có như vậy sẽ góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh đi theo hướng phát triển bền vững và cạnh tranh có hiệu quả với các ngành khác. Chăn nuôi heo VietGAHP là hướng đi bền vững đang được áp dụng và tạo sự lan tỏa cho các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng vào thời gian tới.
Nguồn tin: báo Lâm Đồng
Các tin đã đăng
Lễ khánh thành chợ Hiếu xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
(10.01.2018 10h:01)
Lâm Hà: Sản phẩm thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn
(01.01.2018 01h:01)
PPMU Hải Phòng thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói Hàng hóa và thiết bị kiểm dịch thịt
(08.11.2017 08h:11)
PPMU Long An - 'Hai Mập' nuôi heo an toàn không bao giờ thua lỗ
(04.09.2017 04h:09)
PPMU Long An thông báo mời thầu gói Hàng hóa thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh
(10.08.2017 10h:08)
PPMU Hải Phòng Thông báo mời thầu: Cải tạo, nâng cấp chợ Mõ và gói Cải tạo, nâng cấp chợ An Lãng
(10.07.2017 10h:07)
Đồng Nai: Giãn nợ cho người nuôi heo
(10.07.2017 10h:07)
Agribank Đồng Nai sẵn sàng hỗ trợ người nuôi heo
(09.05.2017 09h:05)
Heo đạt tiêu chuẩn VietGAHP được Vissan tiêu thụ 200 con/ ngày
(08.04.2017 08h:04)
DA LIFSAP - Khánh thành chợ Lạng xã Thụy chính, huyện Thái Thụy Tỉnh Thái Bình
(08.04.2017 08h:04)