Lifsap và bạn - Chúng ta cùng chung tay vì sức khỏe cộng đồng
Trang chủ
Tin tức
Vệ sinh ATTP
Ngành Chăn nuôi
Chuỗi giá trị
Hoạt động PCU
Hoạt động 12 PPMU
Bản tin thị trường
Quản lý dự án
Tiến độ thực hiện PCU
Hướng dẫn kỹ thuật PCU
Tiến độ thực hiện PPMU
Kiến thức
Chăn nuôi an toàn
Giết mổ an toàn
Vận chuyển an toàn
Kinh doanh an toàn
Tài liệu truyền thông
Văn bản pháp quy
Đấu thầu
Quản lý ODA
Văn bản dự án
Văn bản ngành NN&PTNT
Thông báo
Thông báo mời thầu
Kết quả đấu thầu
Thông báo từ dự án
Lịch phát sóng truyền thông
Truyền thông
Hình ảnh
Video Clip
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Tổ chức thể chế
Cơ cấu tổ chức
Danh sách cán bộ PCU
Danh sách cán bộ PPMU
Tìm kiếm
Tìm
Liên kết website
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp
Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp
Vụ Tài chính
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
Cổng thông tin Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước
Bộ Tài chính
Cục Thú y
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cục Chăn nuôi
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Y tế
Thăm dò ý kiến
Bạn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm thế nào?
Quan tâm vừa phải
Rất quan tâm
Không quan tâm
Bình chọn
Kết quả
Số người đang truy cập:883
Tổng số người truy cập:0
Tổng số tin/bài đã nhập:2495
Thị trường chăn nuôi
Thị trường chăn nuôi
Chăn nuôi theo hướng trang trại an toàn để ổn định thị trường
08h:09 | 09/09/2014
Để ổn định thị trường những tháng cuối năm, ngành Chăn nuôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan thú y để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thịt.
Nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm tăng mạnh
Những tháng đầu năm, do dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho nguồn cung trong nước chưa được ổn định, vì thế lượng nhập khẩu nhiều loại thịt trong 7 tháng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trong 7 tháng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1.941 tấn thịt lợn, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2013 với kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,53 triệu USD.
Thịt nhập khẩu chủ yếu là thịt vai, thịt đùi, chân giò đông lạnh… có giá nhập khẩu khoảng 1,8 USD/kg. Về thị trường, hiện nay thịt lợn nhập khẩu chủ yếu từ 8 quốc gia là Canada (28,2%), Tây Ban Nha (25,8%), Mỹ (19,2%), Đức (14,4%), Pháp (5%), Đan Mạch (4,2%) và Australia (2%).
Từ kết quả phân tích thị trường nhập khẩu cho thấy, sản lượng thịt lợn nhập tăng chủ yếu từ các thị trường cung cấp mới như Đức, Pháp, Đan Mạch… trong khi đó các thị trường truyền thống đều giảm tỷ trọng so với năm 2013. Cụ thể, thị trường Mỹ giảm mạnh từ 23,3% còn 19,2%; Canada giảm từ 33,2% còn 28,2%.
Phần lớn các lô hàng thịt lợn nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam đều thông quan tại các cảng Hải Phòng và TPHCM với mức bình quân khoảng 250-300 tấn/tháng, riêng tháng 5 sản lượng tăng đột biến, đạt 475 tấn.
Trong khi đó thịt gà nhập khẩu đạt sản lượng trên 51.000 tấn, tăng 22,2% so cùng kỳ năm 2013 với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 54,5 triệu USD. Hiện Việt Nam nhập khẩu thịt gà từ 22 quốc gia, chủ yếu là từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc và Iran, trong đó lượng nhập từ Mỹ chiếm mức cao nhất với khoảng 51,1%. Nhìn chung sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thịt gà đều tăng, ngoại trừ thị trường Mỹ…
Chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại an toàn
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, khác với quy luật của những năm gần đây, các tháng đầu năm 2014, giá sản phẩm chăn nuôi ở phía Nam biến động và tăng nhẹ so với khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc, nhất là với giá lợn và gà lông màu.
Cụ thể, giá lợn hơi ở các tỉnh phía Bắc luôn thấp hơn các tỉnh phía Nam từ 5.000-8.000 đồng/kg, kéo dài trong suốt quý II và hiện vẫn chưa có dấu hiệu cân bằng trở lại.
Một trong những nguyên nhân chính, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi là do sau một thời gian chăn nuôi lợn không có lãi, người chăn nuôi các tỉnh phía Nam đã giảm đàn hoặc bỏ trống, gây ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường khu vực này.
Ngược lại, ở khu vực phía Bắc, do chăn nuôi lợn siêu nạc giữ được mức sản lượng cao trong thời gian dài làm cho nguồn cung lớn hơn cầu khiến giá lợn giảm so với khu vực phía Nam.
Ông Nguyễn Văn Trọng cũng cho biết, hiện nay cơ cấu sản xuất chăn nuôi đang tiếp tục chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn chuyên nghiệp và xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình liên kết trong sản xuất. Hiện đã có nhiều mô hình chăn nuôi gia công, HTX và các chuỗi sản xuất thịt, trứng sạch khép kín tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, TPHCM ở quy mô lớn...
Một trong những nguyên nhân quan trọng để góp phần làm thị trường chăn nuôi có thể bền vững là làm tốt công tác thú y.
Vừa qua, Bộ NNPTNT đã phê duyệt đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018”. Đề án triển khai từ nay đến hết năm 2018 với chi phí hơn 73 tỷ đồng mỗi năm.
Mục tiêu đề án nhằm triển khai mô hình những vùng chăn nuôi “nói không” với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đảm bảo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
7 địa phương triển khai thí điểm gồm: Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh. Đây là những tỉnh, thành phố có số lượng gia súc, gia cầm lớn được chăn nuôi cung ứng cho 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM.
Nhờ kết hợp chăn nuôi quy mô lớn và đảm bảo công tác thú y nên hiện nay thị trường thực phẩm thịt tươi sống đang đà hồi phục và phát triển với mức tăng trưởng toàn ngành trong 6 tháng 2014 đạt khoảng 3%.
Với mức tăng trưởng này, ông Trọng dự báo nhiều khả năng tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong cả năm 2014 sẽ đạt trên 5%, đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước…
Để góp phần cân đối thị trường thực phẩm từ nay đến cuối năm 2014 và thời gian tiếp theo, Cục Chăn nuôi cho biết, cùng với việc tập trung quyết liệt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, chấp hành nghiêm quy định trong xuất nhập khẩu, Cục cũng sẽ sớm đề xuất một số chính sách liên quan đến phát triển và khuyến khích hỗ trợ chuỗi chăn nuôi lợn thịt gắn với chế biến và định hướng xuất khẩu để kịp thời cân đối cung cầu trong nước.
Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh công tác dự báo thị trường; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi; khơi thông, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường mới.
Nguồn tin: baodientu.chinhphu.vn
Các tin đã đăng
Đồng Nai: Gà tam hoàng tăng giá
(08.09.2014 08h:09)
Thừa Thiên – Huế: Tiêm hơn 27.000 liều vắc xin phòng, chống dịch gia cầm (05/08/2014)
(09.08.2014 09h:08)
Nguy cơ lây truyền virus cúm A/H5N1 sang người
(08.06.2014 08h:06)
Người nuôi gà phía Bắc bắt đầu vui
(02.05.2014 02h:05)
Kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi bền vững
(10.05.2014 10h:05)
Cả nước chỉ còn 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N1
(02.04.2014 02h:04)
Bắt giữ 2 xe khách chở nội tạng không rõ nguồn gốc
(09.04.2014 09h:04)
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 12 nghìn con giống gia cầm nhập lậu
(11.04.2014 11h:04)
Siết chặt kinh doanh gia súc, gia cầm
(10.04.2014 10h:04)
Lại đổ xô nuôi heo
(03.04.2014 03h:04)