Lifsap và bạn - Chúng ta cùng chung tay vì sức khỏe cộng đồng
Trang chủ
Tin tức
Vệ sinh ATTP
Ngành Chăn nuôi
Chuỗi giá trị
Hoạt động PCU
Hoạt động 12 PPMU
Bản tin thị trường
Quản lý dự án
Tiến độ thực hiện PCU
Hướng dẫn kỹ thuật PCU
Tiến độ thực hiện PPMU
Kiến thức
Chăn nuôi an toàn
Giết mổ an toàn
Vận chuyển an toàn
Kinh doanh an toàn
Tài liệu truyền thông
Văn bản pháp quy
Đấu thầu
Quản lý ODA
Văn bản dự án
Văn bản ngành NN&PTNT
Thông báo
Thông báo mời thầu
Kết quả đấu thầu
Thông báo từ dự án
Lịch phát sóng truyền thông
Truyền thông
Hình ảnh
Video Clip
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Tổ chức thể chế
Cơ cấu tổ chức
Danh sách cán bộ PCU
Danh sách cán bộ PPMU
Tìm kiếm
Tìm
Liên kết website
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp
Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp
Vụ Tài chính
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
Cổng thông tin Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước
Bộ Tài chính
Cục Thú y
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cục Chăn nuôi
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Y tế
Thăm dò ý kiến
Bạn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm thế nào?
Quan tâm vừa phải
Rất quan tâm
Không quan tâm
Bình chọn
Kết quả
Số người đang truy cập:25
Tổng số người truy cập:0
Tổng số tin/bài đã nhập:2495
Thị trường chăn nuôi
Thị trường chăn nuôi
2 “gọng kìm” của ngành chăn nuôi
08h:09 | 10/09/2014
Có thể nói, ngành chăn nuôi trong nước hiện đang đứng trước hai “gọng kìm”, một mặt vừa bị các công ty chăn nuôi lớn của nước ngoài lấn át, một mặt vừa phải đối phó với sản phẩm thịt ngoại giá rẻ tràn vào.
Trong một vài năm qua, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà công nghiệp, quy mô lớn, nhất là của C.P. Điều này đã kéo theo hệ quả là, chăn nuôi nhỏ và vừa của người dân trong nước ngày càng bị yếu thế.
Thịt ngoại đã chiếm 30% thị phần
TS Nguyễn Thanh Sơn- Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho rằng, trong 5 năm trở lại đây, một số vật nuôi đã phát triển đàn đến ngưỡng và đang có xu thế chậm lại, thậm chí là giảm đàn, nhất là đàn trâu chỉ còn 2,6 triệu con. Trái với xu thế “ảm đảm” của chăn nuôi trong nước, việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi lại có sự sôi động lạ thường.
Số liệu mới nhất của Hiệp hội Thịt và vật nuôi Úc (MLA) cho thấy, trong vòng 3 năm qua, số gia súc xuất khẩu từ Úc sang Việt Nam tăng từ 1.500 lên 131.000 con, tăng hơn 8,700%. Còn theo số liệu mới được Cục Chăn nuôi cập nhật, trong 7 tháng đầu năm 2014, tổng lượng trâu, bò thịt sống nhập khẩu về đạt 150.479 con, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2013. Với thị trường thịt đại gia súc, dù chưa mở cửa nhưng các sản phẩm thịt trâu, bò nhập ngoại đã chiếm tới 30% thị phần, sữa chiếm 70% thị phần ở trong nước.
Nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, trong thời gian tới, khi chúng ta thực thi các hiệp định tự do thương mại, hàng rào thuế quan bảo hộ ngành chăn nuôi bị hạ xuống thì ngành chăn nuôi trong nước có trụ được với các sản phẩm chăn nuôi giá rẻ từ các nước có nền chăn nuôi công nghiệp?
Ngoài ra, về năng suất chăn nuôi, TS Nguyễn Thanh Sơn đơn cử: “Đàn lợn ở Đan Mạch chỉ bằng một nửa Việt Nam, nhưng sản lượng họ lại gấp đôi chúng ta. Ngay về khả năng sinh sản, trong khi thế giới họ đang ở ngưỡng 25-28, thậm chí 30 con/lứa thì chúng ta chỉ ở mức 12-14 con/lứa. Với năng suất này, các sản phẩm chăn nuôi của nước ta rất khó đứng vững, cạnh tranh được khi mở cửa thị trường”.
Có thể nói, ngành chăn nuôi trong nước hiện đang đứng trước hai “gọng kìm”, một mặt vừa bị các công ty chăn nuôi lớn của nước ngoài lấn át, một mặt vừa phải đối phó với sản phẩm thịt ngoại giá rẻ tràn vào. Chính điều đó, đã khiến Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát không khỏi trăn trở.
“Thách thức về cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn khi đó là công ăn việc làm và thu nhập của đại đa số nông dân nghèo khó, không có nhiều tư liệu sản xuất.
Đúng là chúng ta khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp, theo kiểu công nghiệp, nhưng chúng ta phải lưu ý nền chăn nuôi ấy có lợi cho ai? Chúng ta không thể phát triển nền chăn nuôi của các đại gia, còn tiêu diệt hết chăn nuôi của những nông dân nhỏ, người nghèo.
Ông Phát cũng tiết lộ thêm, có doanh nghiệp đã đến và đề nghị Bộ ủng hộ xây dựng cụm trại nuôi 30 triệu con gà/năm, bằng 10% đàn gia cầm của nước Việt Nam. Một nhà sản xuất như vậy, chắc chắn với công nghệ, tiềm lực mạnh, họ sẽ “đánh chết” hết các hộ chăn nuôi nhỏ, đánh bại ta. Do đó, theo ông Phát, để giúp người chăn nuôi nhỏ lẻ, chúng ta phải giúp nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, từng bước tiến lên hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại có quy mô phù hợp.
Nguồn tin: danviet.vn
Các tin đã đăng
Chăn nuôi theo hướng trang trại an toàn để ổn định thị trường
(08.09.2014 08h:09)
Đồng Nai: Gà tam hoàng tăng giá
(08.09.2014 08h:09)
Thừa Thiên – Huế: Tiêm hơn 27.000 liều vắc xin phòng, chống dịch gia cầm (05/08/2014)
(09.08.2014 09h:08)
Nguy cơ lây truyền virus cúm A/H5N1 sang người
(08.06.2014 08h:06)
Người nuôi gà phía Bắc bắt đầu vui
(02.05.2014 02h:05)
Kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi bền vững
(10.05.2014 10h:05)
Cả nước chỉ còn 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N1
(02.04.2014 02h:04)
Bắt giữ 2 xe khách chở nội tạng không rõ nguồn gốc
(09.04.2014 09h:04)
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 12 nghìn con giống gia cầm nhập lậu
(11.04.2014 11h:04)
Siết chặt kinh doanh gia súc, gia cầm
(10.04.2014 10h:04)