Lifsap và bạn - Chúng ta cùng chung tay vì sức khỏe cộng đồng
Trang chủ
Tin tức
Vệ sinh ATTP
Ngành Chăn nuôi
Chuỗi giá trị
Hoạt động PCU
Hoạt động 12 PPMU
Bản tin thị trường
Quản lý dự án
Tiến độ thực hiện PCU
Hướng dẫn kỹ thuật PCU
Tiến độ thực hiện PPMU
Kiến thức
Chăn nuôi an toàn
Giết mổ an toàn
Vận chuyển an toàn
Kinh doanh an toàn
Tài liệu truyền thông
Văn bản pháp quy
Đấu thầu
Quản lý ODA
Văn bản dự án
Văn bản ngành NN&PTNT
Thông báo
Thông báo mời thầu
Kết quả đấu thầu
Thông báo từ dự án
Lịch phát sóng truyền thông
Truyền thông
Hình ảnh
Video Clip
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Tổ chức thể chế
Cơ cấu tổ chức
Danh sách cán bộ PCU
Danh sách cán bộ PPMU
Tìm kiếm
Tìm
Liên kết website
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp
Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp
Vụ Tài chính
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
Cổng thông tin Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước
Bộ Tài chính
Cục Thú y
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cục Chăn nuôi
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Y tế
Thăm dò ý kiến
Bạn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm thế nào?
Quan tâm vừa phải
Rất quan tâm
Không quan tâm
Bình chọn
Kết quả
Số người đang truy cập:193
Tổng số người truy cập:0
Tổng số tin/bài đã nhập:2495
An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm
Xây dựng thương hiệu thực phẩm sạch: Khó khăn do thiếu kinh phí
08h:06 | 09/06/2014
(HNM) - Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn bởi chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành; nguồn kinh phí để xây dựng và giữ gìn thương hiệu còn hạn chế gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong mở rộng quy mô sản xuất…
Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Nguyễn Huy Đăng, các doanh nghiệp cần xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến cách thức quản lý trang trại, kỹ thuật nuôi trồng an toàn và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc sản phẩm hữu cơ, xây dựng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong trang trại, liên kết cách nhận biết sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm… Bên cạnh đó là tạo dựng kênh phân phối thuận tiện, hữu hiệu và bền vững để sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Nhà sản xuất cần phải chăn nuôi theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN bắt buộc áp dụng cho ngành hàng nông nghiệp, xây dựng và khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn quốc gia VietGAP, tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP. Các nhà sản xuất phải liên kết lại để có sản lượng lớn và ổn định hơn, không phát triển nhỏ lẻ, manh mún... hiệu quả thấp.
Chưa có đề án riêng về thực phẩm sạch
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi (Sở NN&PTNT Hà Nội), việc xây dựng chương trình thương hiệu thực phẩm sạch được thực hiện thông qua các chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư và chương trình xây dựng các chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, đã hình thành và phát triển rõ nét được 17 chuỗi liên kết trên địa bàn toàn thành phố và hỗ trợ đăng ký 8 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù của Thủ đô gồm có: "gà đồi Ba Vì"; "gà đồi Sóc Sơn"; "vịt Vân Đình"; "trứng vịt Liên Châu"; "vịt Đại Xuyên"; "gà Mía"; "thịt lợn hữu cơ Bảo Châu"; "thịt bò Hà Nội", cung cấp hàng vạn quả trứng, hàng chục tấn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn vướng mắc như: Thành phố chưa có các đề án, chương trình riêng về xây dựng chuỗi liên kết và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Khả năng phân tích và dự báo nhu cầu thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước còn yếu kém, do vậy khó định hướng được nhu cầu về giá cũng như sản lượng cho người chăn nuôi. Đây là một vấn đề tương đối mới, do vậy chưa nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền một số địa phương nên việc triển khai các vấn đề thực tiễn tại cơ sở gặp khó khăn. Khác với việc xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp cụ thể, việc xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm nông sản của một vùng, một địa phương phải gắn liền với một tổ chức tập thể đại diện cho nguyện vọng, ý chí của đại đa số người chăn nuôi. Việc thành lập này cần sự cho phép của các cấp chính quyền và là một quá trình cần thời gian và kinh phí. Song hiện tại, nguồn kinh phí để thực hiện và duy trì các hoạt động này chưa có, đa số người dân phải tự làm nên khó và hiệu quả thấp.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội Hà Đức Nghi, khó khăn nhất đối với doanh nghiệp là sự cạnh tranh không công bằng giữa các sản phẩm có nguồn gốc, có thương hiệu với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Trong khi quản lý chất lượng hàng nông sản còn hạn chế thì sự tin tưởng của người dân về các thương hiệu hàng thực phẩm chưa thực sự chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Nhãn mác sản phẩm chưa minh bạch nên chưa tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mẫu mã, bao bì, chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu nên chưa đáp ứng được thị hiếu và thói quen tiêu dùng hàng chất lượng cao của thị trường khó tính. Nhận thức của người chăn nuôi về việc xây dựng các chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm và chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân tuy đã có nhận thức về xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bên cạnh đó là thiếu sự hướng dẫn về kỹ thuật và thiếu nguồn vốn để thực hiện nên gặp nhiều khó khăn.
Cần có kế hoạch phát triển cụ thể
Để tháo gỡ vướng mắc, giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm, trong thời gian tới Nhà nước cần xây dựng các chương trình, đề án để xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm. Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ người dân xây dựng và quảng bá thương hiệu, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức đồng thời hướng dẫn các tổ chức cá nhân trong việc xây dựng các chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu và minh chứng được các sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc để tạo niềm tin cho người tiêu dùng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo môi trường thuận lợi cho các thương hiệu thực phẩm sạch phát huy được sức mạnh, không bị đánh đồng với các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ.
Nguồn tin: hanoimoi.com.vn
Các tin đã đăng
Quảng Ngãi: Phát động “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2014”
(08.04.2014 08h:04)
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ATTP trong “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” năm 2014
(08.04.2014 08h:04)
Thiết lập hệ thống giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm
(10.03.2014 10h:03)
Hà Nội thí điểm kiểm nghiệm ATTP ở các chợ đầu mối
(11.01.2014 11h:01)
Xử lý 8.477 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm
(09.11.2013 09h:11)
Quyết tâm chặn dịch
(09.11.2013 09h:11)
TP.Hồ Chí Minh: Liên kết thực hiện chuỗi an toàn thực phẩm
(02.10.2013 02h:10)
Giữ an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm số một
(09.08.2013 09h:08)
Kiểm soát vận chuyển, kinh doanh gia cầm trái phép
(10.06.2013 10h:06)
Bắc Ninh phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013
(09.05.2013 09h:05)